Coteccons vừa thay Kế toán trưởng - người đã có vai trò quan trọng trong giai đoạn thực hiện mục tiêu duy trì nền tảng ổn định cho công ty, nhất là giai đoạn chuyển mình 2020 – 2022.
Bà Cao Thị Mai Lê sẽ thôi làm Kế toán trưởng Cotecons từ ngày 15/8.
Ngày 20/7, Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) đã có nghị quyết thông qua việc bà Cao Thị Mai Lê (sinh năm 1977) thôi giữ chức vụ Kế toán trưởng của công ty kể từ ngày 15/8 sau 4 năm làm việc.
Thay vào đó, HĐQT đã bổ nhiệm bà Trần Thị Thanh Vân, Phó Phòng Tài chính Kế toán giữ chức vụ người phụ trách kế toán của công ty.
Ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons cho biết: “Bà Mai Lê đã để lại dấu ấn rõ nét trong việc đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn minh bạch về quản trị công ty, tăng cường công tác quan hệ với các bên liên quan, đặt biệt các đối tác ngân hàng và tổ chức tài chính uy tín, góp phần tối ưu hóa nguồn lực tài chính, đặc biệt quá trình số hóa trong quản lý tài chính và vận hành tài chính công trình”.
Những đóng góp của bà Mai Lê có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn thực hiện mục tiêu duy trì nền tảng ổn định cho công ty, nhất là giai đoạn chuyển mình 2020 – 2022, ông Bolat Duisenov nói.
Đối với bà Thanh Vân, người sẽ phụ trách kế toán của công ty trong thời gian tới, phía Coteccons cho biết bà đã đã có hơn 8 năm làm việc tại công ty, đã trải qua nhiều vị trí công việc tại Khối Tài chính và Kế Toán và nằm trong nhóm lãnh đạo kế thừa.
Hiện tại, sau khi trải qua giai đoạn chuyển giao giữa người cũ và người mới, Coteccons dần đi hoạt động ổn định, hợp đồng ký mới quay trở lại, backlogs tăng dần qua các năm.
Tính đến nay, backlogs của Coteccons đạt gần 25.000 tỷ đồng và là một trong số ít các công ty xây dựng ở Việt Nam có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng khắt khe của các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước đối với việc áp dụng công nghệ xanh, ví dụ như các tiêu chuẩn LEED, LOTUS và ESG.
Theo ACBS Research, nhờ vào chiến lược “Repeat sales” (Bán hàng lặp lại), Coteccons đã duy trì được tệp khách hàng thân thiết. Cùng với yếu tố xanh trong xây dựng, doanh nghiệp có thêm tệp khách hàng FDI (đang chiếm 38% backlogs), giúp giảm sự rủi ro phụ thuộc vào 1 nhóm khách hàng cụ thể. Danh mục khách hàng của Coteccons đa dạng và bao gồm các dự án tiêu biểu như Lego, VinFast, Ecopark và Diamond Crown Hải Phòng...
Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2014 - 2024, giá trị ký mới trung bình của Coteccons đạt khoảng 20.000 tỷ đồng/năm.
ACBS Research dự phóng, công ty sẽ tiếp tục duy trì khả năng ký mới trung bình khoảng 21.000 tỷ đồng/năm trong giai đoạn năm 2025 - 2027, tức 63.000 tỷ đồng giá trị hợp đồng ký mới trong 3 năm. Kỳ vọng này dựa trên ba yếu tố.
Thứ nhất, thị trường bất động sản hồi phục do khơi thông pháp lý nên nhu cầu xây dựng tăng; thứ hai, vốn FDI tiếp tục tăng trưởng, nên cơ hội có được các dự án công nghiệp cũng tăng lên; và thứ ba chiến lược “Repeat sales” và đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh giúp có thêm các gói thầu mới.
Ngoài ra, việc thực hiện các hợp đồng xây dựng công nghiệp giúp biên lợi nhuận gộp của Coteccons được cải thiện từ mức dưới 3% năm 2023 lên khoảng 4% vào năm 2024 - 2025.
Đồng thời, số ngày phải thu sẽ giảm do việc xây dựng công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ và thanh toán để kịp đưa nhà máy vào vận hành. Thực tế, số ngày phải thu của Coteccons đã giảm từ 280 - 290 ngày vào năm 2021 - 2022 xuống 228 ngày vào quý III/2024.
Từ đó, ACBS ước tính, năm 2024 Coteccons sẽ đạt doanh thu thuần 19.495 tỷ và lợi nhuận ròng 277 tỷ đồng, tăng lần lượt 21% và 308% so với cùng kỳ.
Coteccons giải trình về việc thanh toán 22 tỷ cho công ty nhóm ông Nguyễn Bá Dương
Mới đây, Cottecons cũng vừa công bố thông tin bất thường về quyết định của Tòa án nhân dân TP.HCM liên quan tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán với Công ty TNHH Boho Decor – công ty nằm trong hệ sinh thái của cựu Chủ tịch Nguyễn Bá Dương. Kết quả là Coteccons phải thanh toán gần 22 tỷ đồng cho doanh nghiệp này.
Thực tế, Coteccons cho biết từ trước năm 2020, Coteccons và Boho đã ký kết và thực hiện các hợp đồng mà trong đó Boho là nhà thầu phụ cho Coteccons về thiết kế, cung cấp và thi công hoàn thiện nội thất tại các công trình đầu tư xây dựng (giai đoạn do nhóm lãnh đạo cũ thực hiện trước khi rời khỏi Coteccons, cụ thể lúc này ông Nguyễn Bá Dương vẫn còn là Chủ tịch HĐQT Coteccons).
Ngày 18/4/2023, Boho gửi văn bản yêu cầu Coteccons thanh toán khoảng 44 tỷ đồng liên quan đến các giao dịch trong giai đoạn nêu trên.
Sau khi tiến hành rà soát hồ sơ và thông tin, Coteccons nhận thấy việc thực hiện thanh toán theo yêu cầu của Boho sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của cổ đông.
Nguyên do là những hồ sơ gửi kèm yêu cầu thanh toán của Boho không đủ cơ sở pháp lý và không thể xác định được số tiền cần thanh toán.
Ngoài ra, các hợp đồng được ký là giao dịch với các bên liên quan nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định xử phạt vi phạm đối với những loại giao dịch với các bên liên quan diễn ra trong thời gian nêu trên.
Coteccons khẳng định đã rất nhiều lần đề nghị tổ chức cuộc họp để hai bên cùng làm rõ yêu cầu thanh toán của Boho cũng như cung cấp hồ sơ chứng minh giá trị thanh toán. Tuy nhiên Boho đã quyết định khởi kiện tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam chi nhánh TP.HCM (VIAC).
Sau loạt hành động pháp lý phản đối của Coteccons, ngày 2/1/2024, Hội đồng trọng tài xác định Coteccons phải thanh toán cho Boho khoản tiền nợ gốc gần 22 tỷ đồng cùng các loại phí khác, thay vì khoảng 44 tỷ đồng theo yêu cầu của Boho.
Một tháng sau đó, Coteccons lại nộp đơn tại Tòa án TP.HCM yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vì những lý do đã đề cập song tòa án đã bác yêu cầu này.
Diễm Phương-Link gốc
Byte bác bỏ tin đồn về việc đầu cơ trên các cổ phiếu khái niệm Doubao trên thị trường A-share
Làm thế nào để phát triển một nền kinh tế độ cao thấp
Khái niệm Doubao tăng mạnh, nền kinh tế IPO phát triển mạnh
5G bước vào "nửa sau", cổ phiếu nào là tốt nhất để mua
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP