Một số ngân hàng thương mại công bố chính sách lãi suất theo phương thức tiết kiệm bậc thang và còn tặng thêm lãi suất với điều kiện không quá khó để khách có thể đáp ứng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa bất ngờ thay đổi cách tính lãi suất huy động. Trước đây, VIB đồng nhất một mức lãi suất chung cho các mức tiền gửi. Song mới đây, nhà băng đã thay đổi biểu lãi suất chia theo mức tiền gửi cụ thể, dưới 300 triệu đồng, từ 300 triệu đồng đến dưới 3 tỷ đồng và từ 3 tỷ đồng trở lên.
Lãi suất huy động trực tuyến với tài khoản tiền gửi dưới 300 triệu đồng do VIB công bố không thay đổi so với trước đó. Lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng đang là 3,1%/năm, 3-5 tháng là 3,3%/năm, 6-8 tháng 4,3%/năm, 9-11 tháng 4,4%/năm, 15-18 tháng 4,9%/năm, và 24-36 tháng có lãi suất huy động cao nhất là 5,1%/năm.
Từ 300 triệu đồng đến dưới 3 tỷ đồng và từ 3 tỷ đồng trở lên, VIB cộng thêm 0,1% và 0,2%/năm. Điểm đặc biệt của phương pháp tính lãi này là tiền gửi càng nhiều, lãi suất càng cao. Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm bậc thang hiện chỉ được áp dụng cho các kỳ hạn dưới 15 tháng. Từ kỳ hạn 15-36 tháng, lãi suất được áp dụng chung cho các mức tiền gửi.
Như vậy, lãi suất huy động cao nhất theo công bố của VIB vẫn là 5,1%/năm, áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 24-36 tháng.
Hiện nhiều ngân hàng áp dụng chính sách huy động tiết kiệm bậc thang. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng công bố một cách công khai. Một số ngân hàng công bố chính sách này như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Tại ACB, lãi suất huy động được phân loại theo 4 mức tiền gửi gồm dưới 200 triệu đồng, từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng, và từ 5 tỷ đồng trở lên.
So với biểu lãi suất huy động trực tuyến dành cho tài khoản tiền gửi dưới 200 triệu đồng, lãi suất huy động dành cho 3 mức còn lại lần lượt cộng thêm 0,1-0,15-0,2%/năm.
Mức lãi suất huy động trực tuyến cho khách hàng có số dư tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên lần lượt là: Kỳ hạn 1 tháng là 3%/năm,2 tháng 3,1%/năm, 3 tháng 3,3%/năm, 6 tháng 4,1%/năm, 9 tháng 4,2%/năm, và 12 tháng có lãi suất cao nhất là 4,9%/năm.
Biểu lãi suất huy động trực tuyến ACB ngày 19/7. Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên, ACB đang thuộc nhóm các ngân hàng trả lãi suất huy động thấp nhất hiện nay, ngay cả khi áp dụng chính sách thưởng thêm lãi suất. Cụ thể, ACB thưởng theo bậc thang lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Mức lãi suất thưởng là 0,1%/năm với tài khoản tiền gửi từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; 0,15%/năm từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng; và 0,2%/năm từ 5 tỷ đồng.
Lãi suất tiền gửi cao nhất tại ACB có thể là 5,1%/năm với khách hàng gửi từ 5 tỷ đồng trở lên với kỳ hạn dài (sau khi nhận lãi suất thưởng).
Với khách hàng có số dư tiền gửi từ 200 tỷ đồng trở lên, ACB áp dụng chính sách “lãi suất đặc biệt” 5,9%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng. Mức lãi suất này cũng chỉ tương đương hoặc thấp hơn so với lãi suất huy động thường ở một số ngân hàng khác như VietBank, PGBank, MB, BaoViet Bank, NCB, OceanBank, HDBank, ABBank, BVBank,…
Còn tại Techcombank, ngân hàng quy định 3 mức lãi suất tiết kiệm, dưới 1 tỷ đồng, từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, và từ 3 tỷ đồng trở lên. Theo bảng lãi suất huy động trực tuyến công bố ngày 19/7 tài khoản tiết kiệm mở mới dưới 1 tỷ đồng, kỳ hạn 1-2 tháng 2,85%/năm, 3-5 tháng 3,25%/năm, 6-11 tháng 4,25%/năm, 12-36 tháng 4,95%/năm.
Lãi suất dành cho tài khoản tiền gửi từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng cao hơn từ 0,05-0,1%/năm; và trên 3 tỷ đồng cao hơn 0,1-0,2%/năm.
Với cách tính lãi suất trên, lãi suất huy động cao nhất tại Techcombank đang là 5,05%/năm, áp dụng cho tiền gửi từ 3 tỷ đồng, kỳ hạn 12-36 tháng.
Techcombank còn tặng thêm 0,5%/năm lãi suất cho khách hàng cá nhân có số dư tiền gửi tiết kiệm và/hoặc tiền gửi có kỳ hạn tăng thêm từ 50 triệu đồng trở lên trong tháng. Kỳ hạn áp dụng là 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Do đó lãi suất huy động cao nhất (kỳ hạn 12 tháng) có thể lên đến 5,55%/năm (sau khi tặng lãi suất).
Với ngân hàng VPBank, lãi suất tiền gửi cũng được phân làm 3 mức, dưới 10 tỷ đồng, từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, và từ 50 tỷ đồng trở lên. Theo đó, lãi suất huy động lần lượt cao hơn 0,1% và 0,2%/năm so với mức tiền gửi dưới 10 tỷ đồng. Ngoại trừ kỳ hạn 12-36 tháng chỉ cao hơn 0,1%/năm cho hai mức còn lại.
Hiện lãi suất huy động cao nhất tại VPBank là 5,7%/năm, áp dụng cho tiền gửi trực tuyến từ 10 tỷ đồng, kỳ hạn 24-36 tháng.
VPBank cho biết chỉ cần khách hàng có số dư từ 100 triệu đồng và kỳ hạn tối thiểu 1 tháng sẽ được hưởng mức lãi suất huy động hiện hành và cộng thêm 0,1%/năm.
Như vậy, lãi suất huy động cao nhất tại VPBank thật ra là 5,8%/năm (với kỳ hạn 24-36 tháng, đã cộng thêm lãi suất thưởng).
Biểu lãi suất huy động trực tuyến VPBank ngày 19/7. Ảnh chụp màn hình
Với tiết kiệm bậc thang, lãi suất sẽ được tính theo từng bậc theo số tiền gửi tăng thêm. Điều này rất có lợi cho khách hàng có ý định gửi tiết kiệm định kỳ và lâu dài, khi tiền gửi tăng đến một con số nhất định thì lãi suất tiền gửi cũng sẽ tăng theo.
Các công ty giấy tăng giá, thị trường đang cải thiện
Có kính AI sẽ là xu hướng tiếp theo không?
Thị trường cổ phiếu A tiếp tục giảm dưới mức kỷ lục
Chỉ số Hang Seng giảm trong ngày thứ hai liên tiếp, đóng cửa thấp hơn 301 điểm
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP