Đợt tái cơ cấu lần này, tổng hợp lại các giao dịch, FPT bị bán nhiều nhất ước tính 4,5 triệu cổ phiếu, ngược lại TCB được mua nhiều nhất 9 triệu cổ phiếu, ACB được mua 4,1 triệu cổ phiếu; MBB được mua 2,9 triệu cổ; VPB cũng được mua 2,8 triệu cổ phiếu...
Ảnh minh họa.
HOSE mới đây đã chính thức công bố kết quả rà soát danh mục các chỉ số cho kỳ Quý 3/2024. Các chỉ số mới sẽ có hiệu lực từ ngày 5/8/2024 và các ETF liên quan sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục với hạn cuối là ngày 2/8/2024.
Cụ thể các thay đổi chính trong kỳ này như sau: Chỉ số VN30 không có thay đổi về danh mục trong kỳ này. Trong các ETF trên thị trường, hiện có 4 ETF đang sử dụng chỉ số VN30 làm tham chiếu bao gồm DCVFMVN30 ETF, SSIAM VN30 ETF, KIM Growth VN30 ETF và MAFM VN30 ETF với tổng tài sản ước tính là 9,3 nghìn tỷ đồng tại ngày 15/7/2024.
Riêng quỹ DCVFMVN30 hiện có tổng giá trị tài sản khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng tại ngày 15/7/2024. Cụ thể, tổng giá trị tài sản quỹ đã giảm 1,6% so với đầu năm 2024, NAV tăng 16% so với đầu năm, tuy nhiên quỹ bị rút ròng là -1,3 nghìn tỷ đồng từ đầu năm.
SSI Research ước tính, FPT là cổ phiếu bị các ETF bán ra nhiều nhất với tổng khối lượng bán là 1,6 triệu cổ phiếu, MSN bị bán ra 373 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, toàn bộ cổ phiếu trong danh mục được mua bổ sung, trong đó SSB được mua nhiều nhất 1,15 triệu cổ phiếu; POW được mua 922 nghìn cổ phiếu; VPB được mua 911 nghìn cổ phiếu, danh mục còn lại cũng được mua bổ sung mỗi cổ phiếu hàng trăm nghìn đơn vị.
Chỉ số VNFIN Lead thêm VIX, SSB và NAB và không loại cổ phiếu nào. Do đó, danh mục chỉ số mới sẽ bao gồm 23 cổ phiếu.
Tại ngày 15/7/2024, Quỹ SSIAM VNFIN Lead ETF có tổng giá trị tài sản khoảng 665 tỷ đồng. Cụ thể, tổng giá trị tài sản quỹ đã giảm 71,1% so với đầu năm 2024, NAV tăng 13,1% so với đầu năm, quỹ bị rút ròng là -1,89 nghìn tỷ đồng từ đầu năm.
Cập nhật tỷ trọng danh mục mới và giao dịch của quỹ như sau: SHB bị bán ra nhiều nhất 525 nghìn cổ phiếu; STB bị bá ra 522 nghìn cổ phiếu; VND bị bán 389 nghìn cổ phiếu; VPB bị bán ra 332 nghìn cổ phiếu, một số cổ phiếu khác cũng bị bán như SSI, ACB, EIB, VCB, VCI, TPB, VIB, HCM, OCB.
Ngược lại, VIX được mua nhiều nhất 761 nghìn cổ phiếu; TCB được mua 462 nghìn cổ phiếu; LPB được mua 631 nghìn cổ; MBB, CTG, MSB SSB, NAB, BID cũng được mua bổ sung.
Chỉ số VNDiamond không có thay đổi về thành phần trong kỳ này với 18 cổ phiếu trong danh mục.
Trong các ETF trên thị trường, hiện có 4 ETF đang sử dụng chỉ số VNDiamond làm tham chiếu bao gồm DCVFMVN Diamond, MAFM VNDiamond, BVFVN Diamond và KIM Growth Diamond với tổng giá trị tài sản ròng khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng tại ngày 15/7/2024. Riêng quỹ DCVFMVN Diamond hiện có tổng giá trị tài sản khoảng 12,1 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, tổng giá trị tài sản quỹ đã giảm 30% so với đầu năm 2024, NAV tăng 27,2% so với đầu năm, tuy nhiên quỹ bị rút ròng là -9 nghìn tỷ đồng từ đầu năm.
Tỷ trọng danh mục chỉ số và giao dịch của quỹ như sau: FPT bị bán ra nhiều nhất 2,86 triệu cổ phiếu; GMD bị bán ra 215 nghìn cổ phiếu; BMP bị bán không đáng kể.
Ngược lại, TCB được mua nhiều nhất 7,7 triệu cổ phiếu; ACB được mua 3,3 triệu cổ phiếu; MSB bị bán 2,4 triệu cổ phiếu; VPB, HDB và MBB được mua hơn 2 triệu cổ phiếu; PNJ được mua 1,8 triệu cổ, VIB và TPB được mua hơn 1 triệu cổ phiếu.
Tổng hợp lại các quỹ FPT bị bán nhiều nhất 4,5 triệu cổ phiếu, ngược lại TCB được mua nhiều nhất 9 triệu cổ phiếu, ACB được mua 4,1 triệu cổ phiếu; MBB được mua 2,9 triệu cổ; VPB cũng được mua 2,8 triệu cổ phiếu.
Tuệ Lâm-Link gốc
Các công ty giấy tăng giá, thị trường đang cải thiện
Có kính AI sẽ là xu hướng tiếp theo không?
Thị trường cổ phiếu A tiếp tục giảm dưới mức kỷ lục
Chỉ số Hang Seng giảm trong ngày thứ hai liên tiếp, đóng cửa thấp hơn 301 điểm
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP