TIN MỚI
Thị trường xe máy điện Việt Nam ghi nhận doanh số 200.000 - 300.000 chiếc/năm, tốc độ tăng trưởng tăng vọt từ mức 6,3% - 9,6%/năm trong giai đoạn 2020 - 2022 lên 20% - 30%/năm hiện nay. Tổng số xe máy điện lưu hành trên cả nước khoảng 3 triệu chiếc.
Đầu tư lớn
Tính đến thời điểm này, VinFast vẫn là hãng xe trong nước dẫn đầu về sản xuất xe máy điện với nhà máy đặt tại TP Hải Phòng có công suất giai đoạn 1 là 250.000 chiếc/năm, dự kiến tăng lên 500.000 chiếc/năm trong giai đoạn 2.
Nhiều doanh nghiệp (DN) khác cũng đang rót vốn đầu tư nhà máy sản xuất xe máy điện với công suất lớn. Ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn, CEO hãng xe máy điện Dat Bike, thông tin công ty đã huy động vốn lên tới 16,5 triệu USD, đồng thời đầu tư thêm nhà máy mới với thiết bị, dây chuyền hiện đại và công suất lớn. Mục tiêu là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu trong năm 2025. “Xe máy điện tại thị trường Việt Nam đa phần được nhập khẩu từ Trung Quốc, tuy mẫu mã đa dạng nhưng tuổi thọ pin không cao, công suất và vận tốc còn khá thấp. Dat Bike mong muốn tạo ra chiếc xe điện ”made in Vietnam“ với trọn bộ tính năng thông minh và công năng mạnh mẽ” - ông Sơn nói.
Lắp ráp xe máy điện tại nhà máy của Công ty CP Phương tiện thông minh Selex ở Hà Nội
Ông Liu Jia, Tổng Giám đốc kinh doanh Công ty Yadea Việt Nam, cho biết Việt Nam là điểm đến quan trọng trong kế hoạch phát triển ra nước ngoài của Yadea. Sau 5 năm tham gia thị trường Việt Nam, Yadea đã cung cấp hơn 100.000 chiếc xe máy điện. Ngoài nhà máy ở Bắc Giang, Yadea cũng đầu tư thêm nhà máy thứ 2 tại đây với diện tích 230.000 m2, công suất 2 triệu xe/năm, vốn đầu tư hơn 100 triệu USD.
Một DN khác đầu tư lớn vào sản xuất xe máy điện là Tập đoàn Sơn Hà, sở hữu nhãn hiệu xe máy điện EVgo và Ecooter. Ông Hoàng Mạnh Tân, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn, cho hay nhà máy sản xuất, lắp ráp xe máy điện đầu tiên của công ty đặt tại Bắc Ninh có công suất 30.000 xe/năm, vốn đầu tư hơn 60 tỉ đồng. Công ty đang đầu tư xây dựng thêm nhà máy mới tại Vĩnh Phúc, vốn đầu tư 300 tỉ đồng, công suất 150.000 - 200.000 xe/năm để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.
Nhanh chân để giữ chỗ
Theo ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn, với giá trị 25 tỉ USD, thị trường xe máy điện khu vực Đông Nam Á rất tiềm năng. Trong đó, thị trường Việt Nam đạt 8 tỉ USD và còn nhiều dư địa phát triển. Trong bối cảnh xe điện đang trở thành xu hướng trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 10%/năm, dự kiến đạt quy mô 60 tỉ USD trong năm 2025, Việt Nam càng có nhiều cơ hội.
Ông Jiazhong Wang, Chủ tịch Bộ phận Tiếp thị và Dịch vụ toàn cầu của Yadea, cho rằng việc đầu tư nhà máy thứ 2 tại Việt Nam đóng góp đáng kể vào vị thế của Yadea trên thị trường toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên mà Yadea lựa chọn đầu tư xây dựng nhà máy để sản xuất, xuất khẩu xe máy điện sang nhiều thị trường trên thế giới.
Nêu thực tế khu vực Đông Nam Á hiện có 250 triệu chiếc xe máy chạy bằng nhiên liệu xăng, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên, Giám đốc điều hành Công ty CP Phương tiện thông minh Selex, nhìn nhận thị trường xe máy điện tại đây có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Hơn nữa, người tiêu dùng trong khu vực đang chuyển dịch sang sử dụng xe máy điện trong khi phần lớn các nước chưa có DN nội địa có thể sản xuất xe máy điện.
“Cũng có một số nước tuy có DN đầu tư sản xuất xe máy điện nhưng chỉ mới ở mức độ sơ khai, cần nhập khẩu nhiều công nghệ. Đây là cơ hội rất lớn cho DN Việt Nam xuất bán xe máy điện, thậm chí có thể hợp tác sâu hơn để đầu tư nhà máy, nội địa hóa... Các DN sản xuất, lắp ráp xe máy điện của Việt Nam hiện dẫn đầu trong khu vực, chiếm đến 90% tổng thị phần của cả Đông Nam Á” - ông Nguyên thông tin.
Cũng theo ông chủ Selex, DN Việt nào khai phá sớm các thị trường xuất khẩu thì sẽ có nhiều lợi thế, cơ hội xây dựng thương hiệu. Hiện nay, khá nhiều đối tác ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông và Nam Á muốn mua sản phẩm của Selex về phân phối trong nước. Xác định tập trung cho thị trường Đông Nam Á vào thời điểm này, dự kiến trong năm nay Selex sẽ có lô xe máy điện xuất khẩu đầu tiên, sau đó mở rộng sang các thị trường khác.
Tương tự, Dat Bike cũng đã có kế hoạch xuất khẩu xe máy điện sang các nước khu vực Đông Nam Á từ năm 2025. Dat Bike muốn trở thành hãng xe điện có vai trò dẫn dắt trong khu vực. Để đạt mục tiêu, DN cần đa dạng danh mục sản phẩm, có sản phẩm xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của từng thị trường cũng như thể hiện được sức mạnh, năng lực sản xuất và thu hút nhà đầu tư.
Không dễ thâm nhập các thị trường
Ông Hoàng Mạnh Tân cho biết thời gian qua, tập đoàn đã xuất khẩu xe máy điện sang một số thị trường để thăm dò, như tìm kiếm nhà phân phối và nhận thấy có không ít rào cản với DN xuất khẩu xe máy điện.
Chẳng hạn, tại thị trường Myanmar, do chính sách với xe điện chưa đủ thuận lợi nên DN mới trong giai đoạn giới thiệu tại thị trường này. Tại Nhật Bản, DN chỉ có thể xuất khẩu xe máy điện không bao gồm pin do quy định về vận tải và nhập khẩu pin rất khắt khe. Muốn tiêu thụ được xe máy điện tại Nhật Bản, DN phải mua pin của nước này để lắp vào xe với giá rất cao nhưng lại chưa tương thích. Riêng thị trường Ấn Độ đang chuyển đổi sang sử dụng xe điện rất mạnh mẽ nên DN có thể hợp tác với DN nước ngoài để nghiên cứu phát triển sản phẩm xe điện cho thị trường này.
Byte bác bỏ tin đồn về việc đầu cơ trên các cổ phiếu khái niệm Doubao trên thị trường A-share
Làm thế nào để phát triển một nền kinh tế độ cao thấp
Khái niệm Doubao tăng mạnh, nền kinh tế IPO phát triển mạnh
5G bước vào "nửa sau", cổ phiếu nào là tốt nhất để mua
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP