Nhịp đập Thị trường 28/06: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 14 điểm
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 13.77 điểm (-1.09%), về mức 1,245.32 điểm; HNX-Index giảm 2.48 điểm (-1.03%), về mức 237.59 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 610 mã giảm và 222 mã tăng. Sắc đỏ chiếm phần lớn trong rổ VN30-Index với 18 mã giảm, 9 mã tăng và 3 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 671 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 16 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 66 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1.2 ngàn tỷ đồng.
VN-Index mở phiên chiều không mấy tích cực khi áp lực bán mạnh liên tục xuất hiện khiến cho chỉ số suy yếu và lao dốc không phanh cho đến khi kết phiên. Về mức độ ảnh hưởng, GVR, BID, HPG và FPT là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 4.5 điểm của chỉ số.
Ở chiều ngược lại, EIB, VIC, VNM và SHB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 0.62 điểm tăng.
HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã VIF (-9.66%), VCS (-5.16%), SHS (-2.89%), CEO (-3.51%),…
Ngành sản phẩm cao su có mức giảm mạnh nhất thị trường với -5.36% chủ yếu đến từ mã DRC (-6.97%) và CSM (-4.75%). Theo sau là ngành nông – lâm – ngư và ngành sản xuất nhựa – hóa chất với mức giảm lần lượt là 3.9% và 3.46%. Ở chiều ngược lại, ngành sản xuất thiết bị, máy móc là ngành có sự phục hồi mạnh nhất với 0.16% chủ yếu đến từ các mã NAG (+0%), SBG (+0%), CTB (+0%) và QHD (+0%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 1,229 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã FPT (254.93 tỷ), TCB (181.74 tỷ), MWG (112.72 tỷ) và VPB (126.81 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 7 tỷ đồng, tập trung vào mã MBS (18.08 tỷ), PVS (16.64 tỷ), IDC (16.29 tỷ) và TNG (7.75 tỷ).
Phiên sáng: Phe bán giành chiến thắng, VN-Index giảm hơn 3 điểm
VN-Index sau trạng thái giằng co trên mức tham chiếu suốt nửa đầu phiên sáng đã giảm điểm trở lại. Đồng thời khối ngoại vẫn duy trì chuỗi bán ròng cho thấy tình hình càng diễn biến tiêu cực. Kết phiên sáng, VN-Index giảm 3.13 điểm, tương đương 0.25%. HNX giảm 1.61 điểm, tương đương 0.67%.
Dù nhóm thực phẩm - đồ uống vẫn phân hóa song nhờ đà tăng của một số mã đã tạo lực đỡ cho thị trường không giảm sâu hơn. MSN, VNM, SAB là các nhân tố chính góp mặt trong nhóm kéo VN-Index tăng mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, các Large Cap đè chỉ số gọi tên các mã TCB, MWG, BCM, HPG, FPT, TPB, SSI,… Điều này cho thấy nhóm thực phẩm - đồ uống vẫn đang duy trì làm trụ đỡ cho thị trường.
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt hơn 201 triệu đơn vị, với giá trị hơn 5 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt gần 24 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 387 tỷ đồng.
Hầu hết các nhóm ngành đều chìm trong sắc đỏ vào cuối phiên sáng nay, kể cả ngành vận tải - kho bãi cũng bị ảnh hưởng mặc dù đạt mức tăng trưởng khá tích cực vào đầu phiên. Có những nhóm ngành vốn hóa lớn như bán lẻ, vật liệu xây dựng và sản phẩm cao su còn giảm tiêu cực hơn. Riêng nhóm tiện ích và bảo hiểm mặc dù giữ mức tăng trưởng tốt từ đầu phiên nhưng dừng lại mức tỷ trọng khá thấp vào cuối phiên.
Nhóm ngành tiện ích tính đến cuối phiên sáng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ. Với các mã cổ phiếu như GAS (+0.39%), POW (+0.34%), IDC (+0.17%), VSH (+0.2%),… Riêng cổ phiếu DTK giữ mức tăng rất tốt với 6.47%.
Trái lại, nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí giảm điểm mạnh nhất trong toàn ngành khi các mã cổ phiếu lớn đều chìm trong sắc đỏ như OCH giảm 1.56%, VNG giảm 5.73% và NVT giảm 6.02%.
Khối ngoại quay lại bán ròng góp phần vào việc giảm điểm của VN-Index trong phiên sáng nay. Tính trên 2 sàn HOSE VÀ HNX, các mã cổ phiếu như FPT, VPB, TCB và MWG đều bị bán ròng mạnh nhất, chiếm tỷ trọng cao hơn so với các mã cổ phiếu đứng dưới như SHS, MSN, VHM và TCH.
10h40: Dòng tiền phân vân, VN-Index và HNX-Index diễn biến trái chiều
Thanh khoản vẫn chưa có sự cải thiện rõ ràng và các chỉ số chính liên tục giằng co quanh mốc tham chiếu do gặp phải áp lực bán sau khi bật tăng đầu phiên cho thấy tâm lý phân vân của nhà đầu tư đang hiện hữu. Tính đến 10h30, VN-Index tăng 0.19 điểm, giao dịch quanh mức 1,259 điểm. HNX-Index giảm 0.76 điểm, giao dịch quanh mức 239 điểm.
Các cổ phiếu trong rổ VN30 tăng giảm đan xen nhưng lực mua có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, VRE, VNM, MSN và VCB lần lượt góp 0.74 điểm, 0.44 điểm, 0.38 điểm và 0.33 điểm vào chỉ số chung. Trái lại, FPT, TCB, MWG và ACB đang gặp phải áp lực bán mạnh và lấy đi hơn 2 điểm từ VN30-Index.
Nổi bật là ngành vận tải – kho bãi khi sắc xanh sớm xuất hiện từ đầu phiên và tiếp tục được duy trì. Trong đó, GMD (+0.48%), VTP (+0.82%), PVT (+1.2%), SCS (+0.23%)… vẫn đang được lực cầu nâng đỡ khá tốt.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng diễn biến phân hóa với sắc xanh có phần lấn lướt hơn. Trong đó nổi bật có VCB (+0.59%), BID (+0.45%), VPB (+0.26%) và STB (+0.34%)... Ngược lại, ACB, MBB, TCB và LPB vẫn đang chịu áp lực bán nhưng mức giảm cũng không đáng kể.
Ngành bất động sản cũng duy trì được sắc xanh khá tích cực nhưng độ rộng vẫn đang nghiêng về phía các mã giảm. Cụ thể, mức tăng vẫn đang tập trung ở một số mã có vốn hóa lớn như VIC (+0.73%), VRE (+3.68%), NVL (+0.74%), KBC (+0.34%)… Trong khi các mã như BCM (-0.46%), KDH (-1.47%), DIG (-0.73%), NLG (-1.07%)… vẫn chưa thể thoát khỏi áp lực bán.
So với đầu phiên, diễn biến giằng co vẫn đang hiện hữu nhưng bên bán có phần lấn lướt hơn. Số mã giảm là 371 mã và số mã tăng là 249 mã.
Mở cửa: Tâm lý phân vân vẫn còn
Đầu phiên ngày 28/06, tính tới 9h40,VN-Index mở cửa tăng hơn 2 điểm quanh mức 1,261 điểm với 28 mã tăng trần, 261 mã tăng giá, 1,095 mã đứng giá, 209 mã giảm giá và 13 mã giảm sàn.
Dẫn đầu là nhóm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khi tích cực ngay từ đầu phiên. Tiêu biểu là các mã cổ phiếu như CSM tăng 1.9%, DRC tăng 0.68%. Bên cạnh đó, các mã cổ phiếu còn lại là SRC và BRC vẫn đang trong trạng thái đứng giá.
Tiếp đến là nhóm chứng khoán khi hầu hết các mã cổ phiếu nhóm này đều ghi nhận sự tích cực. Cụ thể VND (+0.61%), VCI (+0.54%), HCM (+0.19%), FTS (+0.72%), MBS (+0.32%), BSI (+0.3%), CTS (+1.04%),…
Trái lại, nhóm cổ phiếu dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí mở cửa không mấy tích cực. Khi đa số các mã cổ phiếu trong ngành đều giảm tiêu cực như VNG giảm 5.83%, NVT giảm 2.91%, OCH giảm 1.56%, DAH giảm 0.76%.
Lý Hỏa
FILI
Các lĩnh vực chính để quỹ hỗ trợ chung tạo lợi nhuận trong năm 2025
Chó robot của Yushu Technology làm nổ tung thị trường!
Byte bác bỏ tin đồn về việc đầu cơ trên các cổ phiếu khái niệm Doubao trên thị trường A-share
Làm thế nào để phát triển một nền kinh tế độ cao thấp
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP