TIN MỚI
Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam (Trungnam E&C) - thành viên của Tập đoàn Trung Nam, là nhà thầu trong lĩnh vực xây lắp, thi công xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc, cho thuê máy móc thiết bị. Đơn vị được biết tới là nhà thầu xây dựng có tiếng, đã tham gia triển khai thực hiện nhiều gói thầu trên cả nước. Trong đó, có nhiều công trình cầu đường tại các tỉnh.
Trungnam E&C đã tham gia thi công cầu Bạch Đằng, được xây dựng trên tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng. Cầu Bạch Đằng dài gần 3km, kết cấu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, tĩnh không thông thuyền rộng 250m, cao 48,4m, chịu được động đất cấp 8. Cầu có ba trụ tháp, trụ tháp giữa cao 99,74m, trụ tháp hai bên cao 94,5m với bốn nhịp cầu dây văng.
Tại thời điểm hoàn thành, cầu Bạch Đằng là một trong những cây cầu lớn nhất cả nước và đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới. Theo Trungnam E&C, giá trị hợp đồng gần 1.363 tỷ đồng.
Cầu Bạch Đằng (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Trungnam E&C cũng thi công cầu Núi Đọ, bắc qua sông Chu, là cầu vượt sông dài nhất tỉnh Thanh Hóa với chiều dài gần 2 km, thuộc dự án cao tốc Bắc Nam. Cầu Núi Đọ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, là hợp phần của gói thầu số 14 XL, thuộc dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45. Gói thầu có tổng đầu tư 2.500 tỷ đồng, riêng cầu núi Đọ chiếm khoảng 550 tỷ đồng giá trị xây lắp.
Tại Thanh Hóa, Trungnam E&C còn là nhà thầu thi công cầu Lạch Trường - cây cầu vượt cạn hơn 400 tỷ dài nhất tỉnh Thanh Hóa.
Cầu Núi Đọ được hợp long sau hơn một năm khởi công. Ảnh: Lê Hoàng
Trungnam E&C cũng đang thi công 2 cây cầu hơn 5.000 tỷ đồng là cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long, với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng và cầu Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre, có tổng mức đầu tư hơn 5.175 tỷ đồng.
Cầu Mỹ Thuận 2 (Ảnh VGP/Trần Mạnh)
Tại Nam Định, Trungnam E&C tham gia thi công xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) do UBND thành phố Nam Định làm chủ đầu tư có chiều dài khoảng 1,6km, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Phối cảnh dự án xây dựng cầu qua sông đào
Ngoài ra, Trungnam E&C còn là nhà thầu thi công nhiều công trình khác.
Trungnam E&C là thành viên của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group). Chủ tịch HĐQT của Trung Nam Group là ông Nguyễn Tâm Thịnh, sinh năm 1973.
Trungnam E&C được thành lập ngày 23/05/2008, trụ sở chính tại Thôn 2, Xã Tân Thượng, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng. Người đại diện theo pháp luật hiện nay là Chủ tịch HĐQT Lê Thị Huệ và Giám đốc Bùi Mạnh Hùng. Vốn điều lệ hiện tại của công ty là 301,27 tỷ đồng.
Trung Nam E&C đã tham gia thực hiện các dự án Thủy điện Đồng Nai 2, công suất 70 MW (1.760 tỷ đồng) ; Thủy điện Krông Nô 2&3 (1.230 tỷ đồng); Thủy điện tích năng Bác Ái (5.401 tỷ đồng); nhà máy Điện gió Ninh Thuận (1.420 tỷ đồng); Tòa nhà Trung Nam 11 tầng; dự án Golden Hills (2.992 tỷ đồng); Khu công nghệ cao Đà Nẵng (954 tỷ đồng); cầu vượt nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế (922 tỷ đồng); 7 gói thầu thuộc dự án giải quyết chống ngập do triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 tại TP.HCM (6.564 tỷ đồng); ...
Trung Nam Group được thành lập vào 2004, xuất phát điểm là đơn vị trong lĩnh vực xây dựng. Anh trai của ông Nguyễn Tâm Thịnh là ông Nguyễn Tâm Tiến (sinh năm 1967) cũng tham gia vào việc điều hành Trung Nam Group cùng em mình.
Sau 20 năm hoạt động, hai vị doanh nhân này đã biến Trung Nam Group thành tập đoàn đa ngành hoạt động chính trong 5 lĩnh vực gồm năng lượng, hạ tầng - xây dựng, bất động sản, công nghiệp thông tin điện tử.
Lĩnh vực làm nên tên tuổi của Trung Nam Group là mảng năng lượng tái tạo. Theo thống kê, tập đoàn này có 9 dự án điện với tổng công suất thiết kế là 1.406 MW, sản lượng gần 4 tỷ kWH. Số tiền mà doanh nghiệp này đã bỏ ra để đầu tư vào các dự án trên lên đến hơn 48.200 tỷ đồng.
Trong năm 2022 Trung Nam Group công bố lợi nhuận hợp nhất giảm 84% so với 2021 còn 255 tỷ đồng. Lãi giảm cũng khiến tỷ suất lợi nhuận sau thuếvốn chủ sở hữu của công ty tụt từ 5,85% xuống 0,91%.
Đối với riêng công ty mẹ Trung Nam Group, trong năm 2022 đơn vị này báo lãi sau thuế 241 tỷ đồng, giảm 88,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo BCTC hợp nhất của Trung Nam Group, tổng tài sản của công ty ở mức hơn 96.000 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 27.914 tỷ đồng. Tuy nhiên, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 2,44 lần, tương ứng giá trị nợ phải trả ở mức 68.110 tỷ đồng, tăng 5,5% so với hồi đầu năm. Dư nợ trái phiếu tại thời điểm cuối năm là hơn 24.200 tỷ đồng, chiếm gần 36% tổng nợ.
Trà Vinh: Thành viên Trung Nam Group nợ thuế gần 18 tỷ đồng
Tại sao cuộc hành trình dầu mỏ đang nóng lên trong năm mới?
Kim loại quý tăng giá, cách phân bổ trong trung và dài hạn
Các lĩnh vực chính để quỹ hỗ trợ chung tạo lợi nhuận trong năm 2025
Chó robot của Yushu Technology làm nổ tung thị trường!
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP