Quý 2/2024, HNG lỗ tiếp 323 tỷ đồng, ghi nhận quý thứ 13 liên tiếp chìm trong thua lỗ, nâng lỗ luỹ kế lên 8.472 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu giảm về dưới 2.387 tỷ đồng.
Quý 2/2024, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HOSE: HNG) ghi nhận doanh thu thuần sụt giảm mạnh 48% so cùng kỳ, xuống còn gần 79 tỷ đồng.
Trong khi đó giá vốn tăng vọt 76% khi chiếm tới 350 tỷ đồng khiến công ty kinh doanh dưới giá vốn và lỗ gộp 271 tỷ đồng, nặng hơn mức lỗ 47 tỷ đồng của cùng kỳ.
Kỳ này mặt dù doanh thu hoạt động tài chính tăng vọt 244% lên 39 tỷ đồng song chi phí tài chính cũng ngốn tới 86,5 tỷ đồng do chi phí lãi vay.
Kinh doanh dưới giá vốn nên không đủ trang trải chi phí, HNG lỗ ròng nặng 323 tỷ đồng trong quý 2/2024, nặng hơn mức lỗ 135 tỷ của cùng kỳ. Như vậy, đây là quý thứ 13 liên tiếp HNG chìm trong thua lỗ.
Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của HNG tiếp tục giảm 47% về còn 147 tỷ đồng. Lỗ ròng tăng lên gần 370 tỷ đồng, nặng hơn mức lỗ 247 tỷ của cùng kỳ. Nâng lỗ luỹ kế lên 8.472 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu giảm về dưới 2.387 tỷ đồng. Ngoài ra, HNG còn ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá tới 1.396 tỷ đồng tại thời điểm cuối kỳ.
Theo HNG, nguyên nhân thua lỗ do sản lượng cây ăn trái giảm 59% về còn 3.664 tấn do trong kỳ công ty chỉ tập trung chăm sóc và khai thác trên 833 ha diện tích vườn chuối có hiệu qua, so với cùng kỳ là 1.891 ha. Phần diện tích còn lại đã dừng chăm sóc để tập trung nguồn lực tiến hành đầu tư mới với hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất.
Theo đó, HNG xác định và ghi nhận khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho với giá trị 178 tỷ đồng.
Đối với cây cao su, do tình trạng thiếu công nhân cạo mủ, cùng với sản lượng khai thác đầu mùa vụ thấp. Chi phí giá vốn vườn cây lớn chủ yếu là chi phí khấu hao dẫn đến doanh thu không bù đắp đủ chi phí.
Ngoài ra, tỷ giá USD/VND biến động mạnh trong quý 2 nên công ty ghi nhận lãi phát sinh chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản công nợ phải thu công ty con và các đối tượng khác có gốc ngoại tệ.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, tổng tài sản của HNG gần 15.549 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm phần lớn với 5.463 tỷ đồng, chủ yếu ở chi phí phát triển vườn cây ăn trái, cây cao su, dự án nuôi bò... Trong khi đó, lượng tiền mặt và gửi ngân hàng của HNG còn 16 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh 60% về còn 239 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng nhẹ lên 2.105 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả của HNG hơn 13.162 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm. Nợ vay chiếm chủ yếu với 9.138 tỷ đồng, trong đó HNG vay nhiều nhất tại CTCP Nông nghiệp Trường Hải (đơn vị thành viên của Thaco) với 6.365 tỷ đồng; HNG cũng vay 1.123 tỷ đồng tại CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG), còn lại là dư nợ từ ngân hàng.
Ngày 26/7 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã có thông báo hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HNG do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ thua lỗ trong 3 năm liên tiếp.
Minh An-Link gốc
Byte bác bỏ tin đồn về việc đầu cơ trên các cổ phiếu khái niệm Doubao trên thị trường A-share
Làm thế nào để phát triển một nền kinh tế độ cao thấp
Khái niệm Doubao tăng mạnh, nền kinh tế IPO phát triển mạnh
5G bước vào "nửa sau", cổ phiếu nào là tốt nhất để mua
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP