Báo cáo tài chính của Dai-ichi Life Việt Nam cho thấy, hãng bảo hiểm này tăng trưởng thần tốc kể từ khi Sacombank là đại lý phân phối độc quyền với thời hạn 20 năm.
Dai-ichi Life Việt Nam tăng trưởng thần tốc
Ngày 6/9/2017, Sacombank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) đã ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm độc quyền với thời hạn 20 năm. Đây được xem là thời gian hợp tác dài nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại trong lĩnh vực liên kết kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance).
Tại lễ kỷ niệm sau 5 năm hợp tác, Sacombank cho biết là ngân hàng cung cấp dịch vụ Bancassurance tốt nhất Việt Nam 2022. Ảnh: Sacombank.com.vn.
Sự hợp tác này đã mang lại tăng trưởng “thần tốc” của Dai-ichi Life Việt Nam qua các năm.
Báo cáo tài chính qua các năm của Dai-ichi Life Việt Nam cho thấy, hãng bảo hiểm này đã nhanh chóng làm mưa làm gió tại Việt Nam với doanh số khổng lồ.
Năm 2017, tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty này là trên 8.052 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2016; chiếm thị phần hơn 12%; doanh thu khai thác mới đạt 3.634 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2016.
Năm 2018: tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt trên 11.500 tỷ đồng, tăng 43% so với 2017; doanh thu phí khai thác mới đạt 5.165 tỷ đồng, tăng hơn 42% so với 2017.
Năm 2019: tổng doanh số đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 28 lần so với khi mới thành lập; tăng 14% so với 2018; lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.300 tỷ đồng;
Năm 2020: tổng doanh thu trên 15.610 tỷ đồng, tăng 20% so với 2019; lợi nhuận sua thuế duy trì mức trên 1.300 tỷ đồng;
Năm 2021: tổng doanh thu đạt gần 18.650 tỷ đồng, tang 19,4%; lợi nhuận sau thuế đạt trên 2.800 tỷ đồng, tăng 115% so với 2020.
Năm 2022: tổng doanh thu đạt 22.000 tỷ đồng, tăng trưởng 17%; lợi nhuận sau thuế trên 2.700 tỷ đồng;
Báo cáo tài chính dày 67 trang của Dai-ichi Life Việt Nam năm 2023 cho thấy, tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 19.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế trên 2.430 tỷ đồng.
Doanh số khổng lồ này thay đổi, đạt 2 con số tính từ thời điểm Sacombank bắt tay bán hàng cho Dai-ichi Life Việt Nam vào 6/9/2017, với thời gian “độc quyền” 20 năm, tức là tới năm 2037!
Điểm c Khoản 2 Điều 17 và Điểm b Khoản 1 điều 15, Nghị định 98/2013/NĐ ngày 28/8/2013 (được sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018) quy định: mức phạt tiền đối với cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, có hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức là từ 40 - 50 triệu đồng; Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 02 - 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm nêu trên trong Giấy phép thành lập và hoạt động.
Nghiêm cấm ép khách hàng mua bảo hiểm mới cấp tín dụng
Đầu năm 2023, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm đã thống nhất thiết lập đường dây nóng của cả hai cơ quan để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của tổ chức tín dụng.
Theo đó, Đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp và kịp thời kiểm tra xác minh thông tin để có biện pháp thanh tra, phối hợp với cơ quan công an và Cơ quan Thanh tra, giám sát của NHNN ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tiếp đó, ngày 15/2/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn số 506 về hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, trong đó tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kinh doanh, đại lý bảo hiểm; không để xảy ra trường hợp cán bộ/đơn vị kinh doanh “ép” khách hàng mua bảo hiểm dưới mọi hình thức; đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định nội bộ, quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm.
Đồng thời, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phối hợp với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tiến hành thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng.
Bộ Tài chính cũng cho biết: trong thời gian qua, hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) đã phát triển nhanh chóng dẫn đến phát sinh một số bất cập trong việc quản lý chất lượng dịch vụ bảo hiểm qua kênh ngân hàng. Hiện tượng ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn hoặc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng, hoặc việc yêu cầu mua bảo hiểm gắn với các khoản vay.
Hoạt động này đã vi phạm nguyên tắc “tự nguyện” được quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 cũng quy định các ngân hàng không được tư vấn, chào bán sản phẩm liên kết đầu tư trước và sau 60 ngày giải ngân khoản vay, đồng thời dành một chương cho hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo hợp đồng gọn hơn, rõ hơn, chặt chẽ hơn. Luật cũng quy định trong vòng 21 ngày nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi lại tiền và công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.
Đường dây nóng tiếp nhận phản ánh ép người vay tiền mua bảo hiểm
Byte bác bỏ tin đồn về việc đầu cơ trên các cổ phiếu khái niệm Doubao trên thị trường A-share
Làm thế nào để phát triển một nền kinh tế độ cao thấp
Khái niệm Doubao tăng mạnh, nền kinh tế IPO phát triển mạnh
5G bước vào "nửa sau", cổ phiếu nào là tốt nhất để mua
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP