WikiStock
Tiếng Việt
Tải về
Trang chủ-Tin tức-

Nổi danh với nhiều dự án khủng tại Hà Tĩnh cùng loạt thương vụ thâu tóm Cao su Sao Vàng, Cảng Phước An.., đại gia Sơn 'xay xát' muốn thành “thế lực” mới trong ngành bia?

iconCAFEF

2024-07-09 11:28

Dự án "Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm" có tổng mức đầu tư dự kiến 1.511 tỷ đồng.

  TIN MỚI

  Mới đây, CTCP Bia Hà Nội Nghệ Tĩnh đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư nâng công suất nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm.

  Dự án “Đầu tư nâng công suất Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh từ 50 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm” đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 2 ngày 22/9/2023 với tổng mức đầu tư dự kiến 1.511 tỷ đồng.

  Trong đó, giai đoạn 1 xây dựng hoàn thành nhà máy có công suất 50 triệu lít/năm, đi vào hoạt động trước ngày 31/12/2022 với tổng mức đầu tư dự kiến 1.230 tỷ đồng; giai đoạn 2 xây dựng hoàn thành nhà máy có công suất lên 100 triệu lít/năm, đi vào hoạt động trước ngày 30/5/2025 với tổng mức đầu tư dự kiến 281 tỷ đồng.

Nổi

  Mặc dù có tên khá giống nhiều công ty thành viên của Habeco nhưng Bia Hà Nội Nghệ Tĩnh lại là một mảnh ghép trong hệ sinh thái đa ngành của ông Phạm Hoành Sơn (hay còn gọi Sơn “Xay xát”) - chủ tịch tập đoàn Hoành Sơn.

  CTCP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh thành lập ngày 30/5/2019 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia. Vốn điều lệ hồi mới thành lập là 100 tỷ đồng, trong đó, CTCP Tập đoàn Bia Hà Nội nắm 51%, ông Phạm Hoành Sơn nắm 39% và bà Đoàn Thị Vân Dung và Lê Thị Thiên Nga mỗi người nắm 5%.

  Tháng 7/2022, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ lên 420 tỷ đồng. Ông Phạm Hoành Sơn là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của công ty.

  CTCP Tập đoàn Bia Hà Nội thành lập ngày 27/12/2018. Ông Phạm Hoành Sơn từng là Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc và đại diện pháp luật của công ty. Đến tháng 2/2023, chức Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật được chuyển ông Nguyễn Tiến Ngọc.

Nổi

  Đại gia Phạm Hoành Sơn

  Tập đoàn hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực như: Thương mại xi-măng, quặng; xây dựng và đầu tư; dịch vụ đường biển; khai thác tàu biển, các tuyến vận tải hàng hóa đường bộ từ các nước lân cận như Lào, Indonesia; khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; sản xuất phân bón; điện mặt trời...

  Theo giới thiệu trên website, tổng tài sản Hoành Sơn ở mức 260 triệu USD, doanh thu hàng năm 180 triệu USD và có hơn 2.000 nhân viên.

  Vốn điều lệ hiện tại của Hoành Sơn ở mức 2.000 tỷ đồng. Tháng 10/2018, vốn điều lệ Hoành Sơn là 1.000 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm ông Phạm Hoành Sơn sở hữu 95%; bà Nguyễn Thị Hằng Nga sở hữu 4% và bà Lưu Thị Duyên sở hữu 1% còn lại.

Nổi

  Một số công ty liên quan đến ông Phạm Hoành Sơn

  Hoành Sơn sở hữu nhiều dự án xây dựng nghìn tỷ như: Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (4.415 tỷ đồng), Cảng tổng hợp quốc tế Hoành Sơn (gần 1.500 tỷ đồng); Nhà máy Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh (1.200 tỷ đồng); … Gần đây, CTCP Tập đoàn Hoành Sơn đã đề xuất với tỉnh Hà Tĩnh về việc khảo sát, thực hiện Dự án bất động sản hai bên đường Hàm Nghi tại TP.Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.

  Hoành Sơn cũng lấn sân sang dự án tái tạo năng lượng với dự án Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên), công suất 50 MWp, tổng mức đầu tư 1.458 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo thông tin từ Nhà đầu tư, hồi đầu năm 2023, Hoành Sơn muốn bán dự án điện mặt trời cho doanh nghiệp nước ngoài với giá 23,9 triệu USD.

  Hồi năm 2016, cái tên Hoành Sơn nổi lên trong giới tài chính khi Công ty TNHH MTV Hoành Sơn – công ty con của CTCP Tập đoàn Hoành Sơn thâu tóm dự án cảng Phước An thông qua việc mua cổ phần của CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (mã PAP).

  Dự án Cảng Phước An có tổng diện tích lên tới 733,4 ha (183 ha khu cảng và 550,4 ha khu dịch vụ hậu cần cảng), với tổng vốn đầu tư 17.571,36 tỷ đồng.

  Theo quy hoạch, khu cảng Phước An có năng lực phục vụ tàu có trọng tải đến 60.000 DWT, gồm 10 bến (6 bến container và 4 bến tổng hợp) với tổng chiều dài 3.050 m. Công suất bến là 2,5 triệu TEU/năm hàng container và 6,5 triệu tấn/năm hàng tổng hợp. Còn khu dịch vụ hậu cần cảng có công suất bến là 2,2 triệu TEU/năm hàng container và 4 triệu tấn/năm hàng tổng hợp.

  Cụ thể, năm 2016, PAP tiến hành tăng vốn điều lệ từ 440 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng bằng cách chào bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty TNHH MTV Hoành Sơn do ông Phạm Hoành Sơn (SN 1972) làm Chủ tịch HĐQT. Lúc này, Công ty TNHH MTV Hoành Sơn sở hữu 51,11% vốn điều lệ công ty.

  Năm 2017, PAP tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 900 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV Hoành Sơn là cổ đông duy nhất mua số cổ phiếu trị giá 200 tỷ đồng, sở hữu 60% cổ phần.

  Đến tháng 2/2019, ông Phạm Hoành Sơn đã bán Công ty TNHH MTV Hoành Sơn cho Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6A –nằm trong hệ thống công ty con của CTCP đầu tư xây dựng Tuấn Lộc (Tập đoàn Tuấn Lộc). Công ty TNHH MTV Hoành Sơn đã bán ra hơn 25,8 triệu cổ phiếu vào tháng 6/2022.

Nổi

  Cùng thời gian, Hoành Sơn còn nổi tiếng với thương vụ trở thành cổ đông chi phối nắm hơn 50% của Công ty CP Cao su Sao Vàng và tuyên bố đầu tư thực hiện dự án Tổ hợp thương mại và nhà ở Sao Vàng - Hoành Sơn tại “đất vàng” 231 Nguyễn Trãi (Hà Nội). Ông Phạm Hoành Sơn cũng trở thành Chủ tịch của Cao su Sao vàng.

  DA hàng nghìn tỷ đồng nối cảng biển Việt Nam qua Lào tới Thái Lan của ''đại gia'' Hoành Sơn có diễn biến mới

Miễn trừ trách nhiệm:Các ý kiến ​​trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.