Chào bán chứng khoán ra công chúng là gì? Theo quy định pháp luật, có bao nhiêu hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng?
1. Năm 2024, có bao nhiêu hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, có 04 hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng sau đây:
(i) Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:
- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành.
- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành.
- Kết hợp hình thức quy định tại hai gạch đầu dòng nêu trên của Mục này.
- Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
(ii) Chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm:
- Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chào bán thêm chứng chỉ quỹ ra công chúng để tăng vốn điều lệ của Quỹ đầu tư.
(iii) Cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.
(iv) Tổ chức phát hành chào bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng.
Các hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng năm 2024
Các hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng năm 2024
2. Chào bán chứng khoán ra công chúng là gì?
Căn cứ khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:
(i) Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
(ii) Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
(iii) Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.
3. Quy định về mệnh giá chứng khoán như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Luật Chứng khoán 2019, mệnh giá chứng khoán được quy định như sau:
(i) Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.
(ii) Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
(iii) Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.
Điều 7. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán – Luật Chứng khoán 2019
1. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm
a) Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;
b) Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;
c) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
d) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
e) Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
g) Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này.
Các công ty giấy tăng giá, thị trường đang cải thiện
Có kính AI sẽ là xu hướng tiếp theo không?
Thị trường cổ phiếu A tiếp tục giảm dưới mức kỷ lục
Chỉ số Hang Seng giảm trong ngày thứ hai liên tiếp, đóng cửa thấp hơn 301 điểm
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP