Một sự kiện cần lưu ý ở giai đoạn tương đối quan trọng này:
Trong cuộc họp gần nhất của FED diễn ra vào ngày 13.6.2024 - Fed giữ nguyên lãi suất, cho biết chỉ có một lần cắt giảm trong năm nay. Tuy nhiên, biểu đồ “dot plot” của FED đã chỉ ra một lộ trình cắt giảm tích cực hơn vào năm 2025, với bốn lần cắt giảm tổng cộng 1%, tăng từ ba lần. Thị trường vẫn hy vọng sẽ có 2 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, nhưng FED đã làm tiêu tan hy vọng đó với kỳ vọng mới của FED là chỉ có 1 lần cắt giảm năm nay. Không tệ nhưng vẫn ít hơn kỳ vọng của thị trường.
=> Hiện tại xác suất theo FED Watchtool đang nghiêng về thời gian cắt giảm sẽ rơi vào tháng 9. Thực ra nếu nhìn vào các con số cho thấy nền kinh tế Mỹ đang khoẻ nhưng bản chất có khoẻ thực sự hay không khi FED vẫn tiếp tục neo lãi suất cao trong khi đó các NHTW khác đã bắt đầu hạ lãi suất. Ngoài ra, việc công bố các dữ liệu kinh tế tích cực còn gián tiếp phục vụ cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào cuối năm.
Trong lịch sử các lần FED cắt giảm lãi suất thì thị trường đều giảm ở mức tương đối mạnh sau đó mới khởi động một chu kỳ mới. Thông điệp của FED gửi đi là “chúng tôi luôn muốn nhìn thấy các dấu hiệu về giảm lạm phát & tăng tỷ lệ thất nghiệp...” nhưng khi thực sự yếu đi có nghĩa “bong bóng” có thể xì hơi rất nhanh khiến nền kinh tế ảnh hưởng.
Hình dưới đây mô tả chu kỳ của FED:
Thống kê cho thấy. Hầu hết những đáy thị trường trong nhiệm kì 4 năm bầu cử thường diễn ra trùng với cuộc bầu cử quốc hội. Và thị trường bắt đầu tăng sau thời gian bầu cử diễn ra, thường là vào sau tháng 11 của năm bầu cử.
BRICS là nhóm các nền kinh tế mới nổi chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và khoảng 1/4 GDP thế giới. Khối được thành lập năm 2009 với 4 thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, kết nạp Nam Phi một năm sau đó. Hồi tháng 1, BRICS kết nạp thêm 5 nước gồm Ai Cập, Iran, Arab Saudi, Ethiopia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Có thể thấy các nước này bao gồm các quốc gia cung cấp trữ lượng dầu mỏ lớn & tiêu thụ sản phẩm dầu mỏ. Chính vì vậy nếu khối này phát hành một đơn vị tiền tệ thanh toán mới trong hoạt động mua bán dầu mỏ có khả năng sẽ tác động lớn đến hệ thống Petro Dollar của Mỹ được xây dựng bấy lâu nay. Trong khi petro dollar là công cụ bấy lâu nay Mỹ sử dụng để xuất khẩu lạm phát & thống trị chiến tranh thương mại toàn cầu. Cũng là yếu tố cần quan tâm lớn.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trong năm nay có lẽ là các cổ liên quan tới công nghệ, hưởng lợi từ xu hướng toàn cầu khi NVIDIA liên tục lập đỉnh lịch sử mới. Các cổ phiếu công nghệ đều có mức tăng bằng lần, tuy vậy nhiều cổ phiếu chưa có kết quả kinh doanh theo kịp giá cổ phiếu, hoặc mức độ tác động của công nghệ không đủ làm thay đổi nội tại kinh doanh. Nên cổ phiếu có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào nếu dòng tiền rời đi.
Không chỉ riêng nhóm công nghệ, nhiều cổ phiếu đang ở mức định giá cao do thị trường kỳ vọng cũng có khả năng điều chỉnh nếu dòng tiền yếu đi.
Giai đoạn giảm thường diễn ra nhất khoảng 2-3 năm trở lại đây thường diễn ra vào tháng 8-9. Năm 2023 cũng có một đợt điều chỉnh lớn diễn ra vào thời gian này. Đương nhiên dẫn chứng này chỉ mang tính chất tham khảo.
Từ những dữ kiện trên, mình đánh giá giai đoạn tháng 8-9 năm nay sẽ có tương đối nhiều biến động cần lưu ý. Đặc biệt sau kỳ báo cáo tài chính tháng 7 đi qua. Mình nghĩ nên có nhiều hơn một kế hoạch dự phòng ở thời điểm này. Và cũng cần chú ý là cơ hội có thể diễn ra ngay sau đó, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc thường bắt đầu một chu kỳ tăng giá mới.
Các công ty giấy tăng giá, thị trường đang cải thiện
Có kính AI sẽ là xu hướng tiếp theo không?
Thị trường cổ phiếu A tiếp tục giảm dưới mức kỷ lục
Chỉ số Hang Seng giảm trong ngày thứ hai liên tiếp, đóng cửa thấp hơn 301 điểm
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP