Từ khi ông Trần Anh Tuấn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT MSB, ngân hàng đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, thay đổi tên viết tắt, mạnh tay cắt giảm nhân sự.
Từ khi ông Trần Anh Tuấn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT MSB, ngân hàng đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, thay đổi tên viết tắt, mạnh tay cắt giảm nhân sự.
Sóng sau xô sóng trước
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tên cũ là Maritime Bank, được thành lập năm 1991 tại Tp.Hải Phòng với vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng.
Trải qua 33 năm hình thành và phát triển, ngân hàng này đã không ngừng mở rộng quy mô vốn điều lệ. Đến nay, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng 500 lần so với ban đầu lên 20.000 tỷ đồng, nằm ở tầm trung trong tổng số 28 ngân hàng thương mại hiện nay.
Năm 2024, MSB dự kiến phát hành thêm tối đa 600 triệu cổ phiếu, tỉ lệ phát hành tối đa 30%, tương đương cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 30 cổ phiếu mới, qua đó nâng vốn điều lệ từ 20.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng.
Những ngày logo còn mang màu xanh biển cả, nhóm cổ đông lớn hiện diện tại MSB cũng đậm chất hàng hải khi Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) sở hữu hơn 163,1 triệu cổ phần, tương đương 10,88% vốn, CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (Gemadept) nắm 99,8 triệu cổ phần, tương đương 6,66% và Công ty Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) chiếm gần 93 triệu cổ phần, tỉ lệ 6,2%.
Ngoài ra, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng sở hữu hơn 298,6 triệu cổ phần, tương đương 19,91% vốn ngân hàng.
Ngày vui ngắn chẳng tày gang, duyên mỏng giữ MSB và Vinalines dần đi đến hồi kết khi doanh nghiệp này vướng lùm xùm và thoái dần vốn tại MSB. Năm 2014, Vinalines đã bán hết hơn 20 triệu cổ phần tại MSB cho 2 nhà đầu tư, thu về hơn 315 tỷ đồng.
VNPT cũng giảm dần vốn góp vào MSB. Năm 2015, Tập đoàn này thậm chí còn thông báo muốn thoái toàn bộ hơn 71,5 triệu cổ phiếu đang sở hữu tại ngân hàng. Tuy nhiên, tại báo cáo quản trị năm 2023, VNPT vẫn đang là cổ đông lớn khi sở hữu 6,05% vốn điều lệ ngân hàng.
Song song với sự thoái trào của Vinalines tại MSB, một pháp nhân khác nhanh chóng xuất hiện tại ngân hàng. Năm 2007, VID Group (tiền thân của TNG Holdings, nay là ROX Group) đã mua cổ phần tại Maritime Bank.
Ông Trần Anh Tuấn, Tổng Giám đốc VID Group lúc bấy giờ được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Năm 2008, ông Tuấn đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Maritime Bank. Năm 2012, ông Tuấn trở thành Chủ tịch HĐQT Maritime Bank.
Kể từ sau khi đổi chủ, tại MSB đã diễn ra những thay đổi đáng kể. Từ năm 2009, bộ nhận diện thương hiệu của ngân hàng được chuyển từ sắc xanh sang màu đỏ cùng với biểu tượng số 1.
Từ năm 2011-2013, MSB cũng mạnh tay cắt giảm nhân sự khi tại thời điểm cuối 2013, ngân hàng có tổng cộng 2.910 nhân viên, trong khi năm 2011 là 4.699 người và năm 2012 là 3.639 người. Như vậy, chỉ trong vòng 2 năm, ngân hàng này đã giảm 1.789 nhân sự. Ngày 14/01/2019, MSB chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu và tên viết tắt từ Maritime Bank sang MSB.Tài chính - Ngân hàng - Hơn một thập kỷ vật đổi sao dời tại MSB
Hơn 2 năm trù bị hành trang lên HoSE
Cuối tháng 12/2020, hơn 1,17 tỷ cổ phiếu của MSB chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị vốn hóa khi chào sàn đạt hơn 17.625 tỷ đồng. Dù vậy, để có được kết quả đó là cả một quá trình dài chuẩn bị của ngân hàng.
Năm 2018, ĐHĐCĐ thường niên MSB đã thông qua kế hoạch đăng ký niêm yết cổ phiếu tại HoSE với thời gian dự kiến là quý I/2019.
Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 10/2018, đối tác tư vấn IPO của ngân hàng là CTCP Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC) đã khuyến nghị triển khai thực hiện IPO theo 1 trong 2 phương án lộ trình thực hiện để tối ưu hoá lợi ích của các cổ đông và nhà đầu tư, đồng thời tận dụng các diễn biến có lợi từ thị trường để nâng cao hình ảnh MSB.
Theo đó, với diễn biến thị trường tài chính, chứng khoán từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019 không đem lại dấu hiệu tích cực cho việc lên sàn chính thức, lãnh đạo MSB đã quyết định triển khai thực hiện phương án dự kiến niêm yết cổ phiếu trên HoSE vào quý III/2019.
MSB cho biết, việc triển khai thực hiện IPO sẽ giúp Ngân hàng đa dạng hóa danh mục đầu tư (tăng tỉ trọng của cổ đông nước ngoài), gia tăng giá trị vốn hóa thị trường sau niêm yết và dự kiến sẽ đạt được khoảng 1,1 tỷ USD sau khi bán lại toàn bộ cổ phiếu quỹ cho các nhà đầu tư chọn lọc.
Thời điểm tháng 11/2019, HoSE thông tin đã nhận được hồ sơ niêm yết của MSB. Nhưng sau đó, ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 5/2020 đã thông qua việc rút lại hồ sơ đăng ký niêm yết lần 1 tại HoSE và quyết định thời điểm khởi động lại việc thực hiện niêm yết cổ phiếu ở thời điểm thị trường thuận lợi.
Hơn 2 năm niêm yết không thành, MSB dường như cẩn trọng hơn trong kế hoạch lên sàn. Trước khi chính thức được niêm yết trên HoSE vào tháng 12/2020, nhiều thông tin tích cực đã được ngân hàng đưa ra.
Theo đó, MSB đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 với tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 166.000 tỷ đồng, thực hiện gần 98% kế hoạch đề ra; lợi nhuận trước thuế đạt 1.666 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra trước đó là 1.439 tỷ đồng.
Đáng chú ý nhất phải kể đến việc, kết thúc quý III/2020, MSB đã tất toán toàn bộ số nợ xấu bán cho VAMC. Trong khi trước đó, hồi tháng 6/2020, ngân hàng vẫn ghi nhận gần 1.185 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, ngân hàng đã thành công xóa nợ tại VAMC.
Theo báo cáo tài chính, năm 2016, MSB ghi nhận gần 8.874 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Sau đó, tại thời điểm ngày 31/12/2017, khoản nợ xấu của MSB đã bán cho VAMC tăng lên mức 9.319 tỷ đồng.
Đến năm 2018, giá trị trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành giảm mạnh từ 6.000 tỷ đồng xuống còn gần 3.314 tỷ đồng và rút còn 1.533 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2019.
MSB - ROX Group
Quan hệ giữa CTCP Tập đoàn ROX (ROX Group) và MSB cũng là một điểm đáng lưu tâm trong quãng thời gian ông Tuấn làm chủ ngân hàng này.
Chủ tịch HĐQT ROX Group này hiện nay là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - vợ ông Trần Anh Tuấn. Ngoài ra, bà Hường còn từng là Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Maritime Bank, đại diện cho phần vốn góp của VID Group tại ngân hàng này.
Theo giới thiệu trên website, Tập đoàn ROX (ROX Group) tên gọi cũ là TNG Holdings Việt Nam, tham gia thị trường từ năm 1996. Tiền thân của TNG Holdings Vietnam là Tập đoàn đầu tư và phát triển Việt Nam (VID GROUP).
Năm 2007, Tập đoàn mở rộng lĩnh vực sang đầu tư tài chính, trở thành đối tác của Maritime Bank (MSB). Đến năm 2020, Tập đoàn này đã phát triển và quản lý hơn 100 công ty, 11 khu công nghiệp, 5 khu đô thị phức hợp, 4 khu dân cư, 6 trung tâm thương mại, 6 tòa nhà văn phòng.
Tài chính - Ngân hàng - Hơn một thập kỷ vật đổi sao dời tại MSB (Hình 2).
Phần giới thiệu trên website của ROX Group.
Tại báo cáo tài chính của một công ty thuộc hệ sinh thái ROX Group, CTCP ROX Key Holdings (tiền thân là TNS Holdings), thành viên đầu tiên của ROX Group được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã TN1 cho thấy, kết thúc quý I/2024, công ty này đang có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là cổ phiếu MSB với giá gốc hơn 518 tỷ đồng, giá trị hợp lý là hơn 707 tỷ đồng.
Ngoài ra, năm 2020, CTCP Đầu tư Xây dựng ROX Cons Việt Nam (tiền thân là CTCP Đầu tư xây dựng TNCons Việt Nam) cũng công bố báo cáo tài chính ghi nhận gần 490 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào MSB.
Trước thời điểm MSB lên sàn, năm 2018, công ty này đã mua 29 triệu cổ phiếu MSB và năm 2020, công ty đã mua vào và bán ra 23,9 triệu cổ phiếu MSB.
MSB từng công bố tài liệu ĐHĐCĐ về Nghị quyết/Quyết định của HĐQT trong năm 2019, trong đó cho thấy, ngân hàng này từng cấp bảo lãnh cho CTCP May - Diêm Sài Gòn, nhiều lần cấp tín dụng cho CTCP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang.
May - Diêm Sài Gòn được biết tới là chủ đầu tư dự án The GoldView với tổng diện tích đất 23.061m2, toạ lạc tại 346 Bến Vân Đồn, Tp.HCM. Dự án The GoldView có tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng, đã được nghiệm thu hoàn thành vào tháng 12/2017.
Trên website dự án cho thấy, đơn vị quản lý và phát triển dự án là TNR Holdings Việt Nam (hiện là ROX Living). Đồng thời, đối tác tài chính chiến lược không xa lạ là MSB, khi ấy còn để tên là Maritime Bank.
Thông tin trên website dự án The GoldView.
CTCP Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang là chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Phước Hữu. Đây cũng là dự án tiêu biểu của CTCP Năng lượng TNPower, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và vận hành các nhà máy điện thuộc ROX Group.
Dự án được thiết kế gồm nhà máy điện mặt trời quang điện nối lưới trực tiếp với công suất lắp đặt 50MW và đấu nối vào hệ thống điện quốc gia qua cấp điện áp 110kV. Công trình sử dụng công nghệ pin quang điện, inverter trung tâm với công suất lắp đặt khoảng 65MWp – 50MWac, tổng mức đầu tư là khoảng gần 1.200 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trên website MSB phần vay mua nhà dự án, trong những dự án ngân hàng mới liên kết cũng có sự xuất hiện của các dự án liên quan đến ROX Group như TNR Star Yên Bái City, TNR Star Đông Mai với chủ đầu tư là ROX Living.
Tại diễn biến gần đây nhất về giao dịch cổ phiếu MSB, CTCP ROX Living - pháp nhân thuộc ROX Group đã đăng ký bán gần 58,8 triệu cổ phiếu MSB với mục đích tái cơ cấu khoản đầu tư bằng phương thức thỏa thuận trong thời gian từ ngày 30/5 đến 28/6/2024.
Trước giao dịch, ROX Living đang nắm giữ gần 76,8 triệu cổ phiếu MSB, tương đương tỉ lệ 3,84%. Nếu giao dịch thành công, công ty này sẽ giảm tỉ lệ sở hữu xuống 18 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 0,9% vốn tại ngân hàng.
Tại báo cáo quản trị năm 2023 của MSB, ngoài ROX Living, các tổ chức liên quan đến ROX Group như ROX Key đang sở hữu 48,6 triệu cổ phiếu MSB, tương đương 2,4% vốn, TN Property Management đang sở hữu 15,6 triệu cổ phiếu MSB, tương đương 0,8% vốn.
Nguyễn Thị Thu Hương
Link gốc
Các công ty giấy tăng giá, thị trường đang cải thiện
Có kính AI sẽ là xu hướng tiếp theo không?
Thị trường cổ phiếu A tiếp tục giảm dưới mức kỷ lục
Chỉ số Hang Seng giảm trong ngày thứ hai liên tiếp, đóng cửa thấp hơn 301 điểm
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP