WikiStock
Tiếng Việt
Tải về
Trang chủ-Tin tức-

VNPT thu 10,2 tỷ đồng tiền lãi ngân hàng mỗi ngày dù đọng 817 tỷ đồng tại "đất vàng" 61 Trần Phú

iconCAFEF

2024-06-17 13:45

Năm 2023, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) thu về 3.739 tỷ đồng lãi tiền gửi, tức mỗi ngày thu 10,2 tỷ đồng dù đang ghi nhận chi phí dở dang tại dự án POSTEF 61 Trần Phú lên đến 817 tỷ đồng.

  TIN MỚI

VNPT

  Đọng 817 tỷ đồng tại “đất vàng” 61 Trần Phú, VNPT vẫn thu 10,2 tỷ đồng mỗi ngày từ lãi ngân hàng

  Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 kiểm toán của VNPT, Tập đoàn này hiện đang giữ 2.660 tỷ đồng tiền mặt cùng 58.339 tỷ đồng đầu tư tài chính. Với lượng tiền mặt và tương đương tiền cùng các khoản đầu tư tài chính VNPT đã có nguồn thu “khủng” từ tiền lãi gửi ngân hàng.

VNPT

  Trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 do VNPT công bố trên trang website chính thức, thuyết minh số 5 về Đầu tư tài chính ngắn hạn hiện đang bị “khuyết”.

  Theo đó, tại thuyết minh số 25.2 về doanh thu tài chính, VNPT cho biết trong năm 2023, tập đoàn này đã thu về gần 3.739 tỷ đồng lãi từ ngân hàng trong năm qua, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

VNPT

  Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của VNPT

  Dù khoản thu từ lãi ngân hàng tăng mạnh, hoạt động kinh doanh chính của VNPT lại chứng kiến sự sụt giảm, khiến lợi nhuận năm 2023 đi xuống. Doanh thu thuần đạt 51.156 tỷ đồng, giảm gần 1,4% so với năm trước. Sau khi trừ đi giá vốn và các chi phí liên quan, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 4.660 tỷ đồng, giảm tới 33% so với năm 2022.

  Theo VNPT, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận là do biên lợi nhuận gộp và các khoản lợi nhuận khác đều giảm mạnh. Phần lãi từ các công ty liên kết cũng không khả quan.

  Năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 59.089 tỷ đồng, tăng gần 8% so với kết quả thực hiện năm 2023, và đây là mức cao nhất trong lịch sử tập đoàn. Riêng công ty mẹ dự kiến mang về 41.973 tỷ đồng.

  Công ty mẹ cũng đề ra mục tiêu lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 4.417 tỷ đồng và 3.534 tỷ đồng. Nộp ngân sách dự kiến đạt 3.888 tỷ đồng và kế hoạch vốn đầu tư tối đa không quá 9.650 tỷ đồng.

  Doanh nghiệp đã trúng đấu giá khối băng tần C2 (3.700-3.800 MHz) với giá 2.581 tỷ đồng. Khối băng tần này hứa hẹn mang lại nhiều lựa chọn thiết bị mạng và giảm chi phí triển khai mạng 5G trong thời gian tới.

  Đọng hơn 817 tỷ đồng tại “đất vàng”

  Theo thuyết minh số 12 về Chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kết thúc năm 2023, VNPT ghi nhận 817,2 tỷ đồng tại Dự án đầu tư xây dựng công trình đa chức năng POSTEF tại 61 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.

VNPT

  Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của VNPT

  Theo VNPT, số tiền này chủ yếu bao gồm giá trị tiền thuê đất và chi phí hỗ trợ di dời của dự án đầu tư xây dựng công trình đa chức năng POSTEF tại 61 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội và được thực hiện theo Hợp đồng Hợp tác đầu tư giữa Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện, công ty con củạ Tập đoàn và các đối tác khác.

  Cũng theo VNPT, trong năm 2023, Cộng ty cổ phần Thiết bị Bưu điện đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục cần thiết về việc lựa chọn phương án kiến trúc của dự án để qua đó có thể tiếp tục thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.

VNPT

  Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của VNPT

  Bên cạnh việc ghi nhận hơn 817 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tại thuyết minh số 20, BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023, VNPT xác định khoản phải trả dài hạn liên quan đến dự án này ở mức 880,3 tỷ đồng.

  Ở một động thái kín tiếng, trước đó, nhóm Him Lam - Liên Việt Holdings từ giữa năm 2023 đã thế chấp một loạt quyền tài sản liên quan đến dự án 61 Trần Phú cho một pháp nhân có liên hệ tới một tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam.

  Theo đó, vào tháng 5/2023 đã thế chấp tại một pháp nhân có liên hệ tới một tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam quyền tài sản liên quan đến Hợp đồng hợp tác đầu tư số 40/2011/HĐHTĐT/POT-LVH-HL và các phụ lục sửa đổi bổ sung, để góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác Dự án đầu tư xây dựng công trình đa chức năng POSTEF tại khu đất số 61 Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

VNPT

  Khu đất 61 Trần Phú có vị trí đắc địa ngay trung tâm nội đô lịch sử Hà Nội.

  Điểm lại quá trình hình thành của dự án tại 61 Trần Phú, từng là tâm điểm chú ý của dư luận và giới chuyên gia kiến trúc, quy hoạch đô thị, dự án này cũng đã trải qua quá trình chuyển mình khá dài.

  Ban đầu, khu đất tại 61 Trần Phú được giao cho Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện (Postef) làm trụ sở và sản xuất từ năm 1996, đây là “đất vàng” có vị trí đặc biệt đắc địa với 4 mặt tiền Trần Phú, Hùng Vương, Nguyễn Thái Học và Lê Trực, nằm ở trung tâm hành chính Ba Đình, cách không xa Lăng Bác và toà nhà Quốc hội.

  Giữa thập niên trước, Postef từng dự định xây dựng khu đất này trở thành trung tâm công nghệ cao và trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D). Tuy nhiên chỉ ít năm sau, trong cơn sốt chuyển đổi nhà máy, xí nghiệp thành đất thương mại, Postef đã quyết định mang khu đất 61 Trần Phú đi góp vốn triển khai dự án bất động sản.

  Để thực hiện dự án, tháng 12/2011, POT đã cùng với liên danh CTCP Liên Việt Holdings - CTCP Him Lam ký hợp đồng hợp tác với tổng mức đầu tư. Theo đó, vốn góp của dự án là 1.039,2 tỷ đồng, tổng mức đầu tư là 3.200 tỷ đồng. POT góp bằng lợi thế quyền sử dụng đất - tương đương 530 tỷ đồng (51%), đối tác của POT góp 49% tỷ đồng còn lại.

Miễn trừ trách nhiệm:Các ý kiến ​​trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.