Nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu ổn định, với việc Ngân hàng Thế giới (WB) nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 2,6%, từ mức dự báo 2,4% trước đó. Tuy nhiên, tổ chức tài chính quốc tế này vẫn tỏ ra quan ngại về tình trạng tăng trưởng không đồng đều, cũng như nền kinh tế thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Nhà kinh tế trưởng của WB, Indermit Gill nhận định mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang dần ổn định sau tác động của đại dịch Covid-19, xung đột, lạm phát và các chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng mức tăng trưởng hiện nay lại thấp hơn so với trước năm 2020.
Chuyên gia WB chỉ ra ba rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bao gồm lãi suất cao, căng thẳng địa chính trị và các vấn đề chính trị. WB dự báo lạm phát toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 3,5% trong năm nay và tiếp tục giảm xuống 2,9% năm 2025. Tuy nhiên, lãi suất trên toàn thế giới vẫn ở mức cao, trung bình khoảng 4% trong hai năm 2025 và 2026, gần gấp đôi mức trung bình trong hai thập kỷ trước đại dịch.
Nhà kinh tế hàng đầu của WB Ayhan Kose nhận định lãi suất cao trong thời gian dài sẽ khiến điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn, dẫn đến tăng trưởng yếu hơn tại các nền kinh tế đang phát triển. Bên cạnh yếu tố lãi suất, nguy cơ từ căng thẳng Nga-Ukraine hay xung đột Hamas-Israel có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do giá dầu mỏ và chi phí logistics bị đẩy lên cao.
Theo WB, xung đột leo thang cũng tác động tiêu cực đến tâm lý kinh doanh và tiêu dùng, làm gia tăng lo ngại rủi ro, ảnh hưởng nhu cầu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, căng thẳng thương mại đang gia tăng giữa một số nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. WB nhận định sự bất ổn tăng cao liên quan chính sách thương mại và tiềm năng áp dụng các chính sách hướng nội hơn có thể ảnh hưởng triển vọng thương mại và hoạt động kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, Ấn Độ, Indonesia và Philippines là các điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, trong đó quốc gia đông dân nhất thế giới tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương với các mức tăng 6,8% và 6,5% tương ứng với năm nay và năm 2025. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moodys nhận định, ba nước châu Á nêu trên đã dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng tại khu vực này trong nửa đầu năm 2024 và sẽ tiếp tục vượt trội với các con số tăng trưởng ấn tượng nhờ sự gia tăng về xuất khẩu, nhu cầu địa phương và chi tiêu của chính phủ cho cơ sở hạ tầng.
Theo Moody‘s, Ấn Độ sẽ duy trì chính sách hiện hành sau cuộc tổng tuyển cử và tiếp tục tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng như khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Ngoài ra, Moody’s nhận định dòng vốn đổ vào danh mục đầu tư mạnh hơn có thể xuất hiện ở các nền kinh tế Ấn Độ và ASEAN do các chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp mạnh mẽ và mức định giá hấp dẫn.
Ở chiều ngược lại, các tổ chức tài chính quốc tế nêu những “điểm tối” trong bức tranh kinh tế toàn cầu. WB dự báo kinh tế khu vực Mỹ Latin và Caribe sẽ suy giảm -1,8% trong năm nay và hồi phục đạt mức tăng 2,7% năm 2025, trong đó tình hình Argentina là đáng quan ngại nhất. WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Argentina xuống -3,5%, giảm so mức -2,8% đưa ra hồi tháng 4.
Viện Thống kê và Điều tra Argentina (INDEC) cho biết trong quý I/2024, GDP của nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latin giảm -5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm -1,9% năm 2023. Các hoạt động sản xuất của Argentina đều suy giảm trong 5 tháng đầu năm, loại trừ ngành nông nghiệp. Tuy vậy, WB vẫn bày tỏ lạc quan về khả năng phục hồi của Xứ sở Tango năm 2025, với mức tăng trưởng 5%, sau khi kinh tế vĩ mô được cân bằng, thị trường ổn định và lạm phát được kiểm soát n
BẢO MINH
Tại sao cuộc hành trình dầu mỏ đang nóng lên trong năm mới?
Kim loại quý tăng giá, cách phân bổ trong trung và dài hạn
Các lĩnh vực chính để quỹ hỗ trợ chung tạo lợi nhuận trong năm 2025
Chó robot của Yushu Technology làm nổ tung thị trường!
Tra cứu mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 cú chạm
WikiStock APP