WikiStock
Tiếng Việt
Tải về
Trang chủ-Tin tức-

Loại cây quý đưa Việt Nam trở thành 1 trong 2 'ông trùm' của thế giới: Thu nửa tỷ USD kể từ đầu năm, từ gốc đến ngọn đều được các cường quốc săn lùng

iconCAFEF

2024-06-15 07:06

Hiện nước ta là nhà xuất khẩu lớn thứ 2 của thế giới cùng với Thái Lan.

  TIN MỚI

Loại

  Ảnh minh họa

  Việt Nam sở hữu một loại cây hái ra tiền khi từ gốc đến ngọn đều được các quốc gia săn đón là cây sắn. Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo.

  Lá sắn được sử dụng để làm thức ăn trong chăn nuôi như nuôi cá, nuôi tằm và sau đó được xuất sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, các khu vực đông người châu Á sinh sống.

  Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong tháng 5 đạt 118.438 tấn với trị giá hơn 51 triệu USD, giảm 35,4% về lượng và giảm 35,8% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn thu về hơn 562 triệu USD với sản lượng hơn 1,2 triệu tấn, giảm 8,4% về sản lượng nhưng tăng 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Loại

  Điểm sáng của xuất khẩu sắn trong 5 tháng đầu năm là giá xuất khẩu sang các thị trường chính đều ghi nhận xu hướng tăng mạnh. Xét về thị trường, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sắn lớn nhất của Việt Nam. Kể từ đầu năm đến nay, hàng xóm láng giềng đã thu mua hơn 1,13 triệu tấn sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam, kim ngạch đạt hơn 509 triệu USD, giảm 7% về lượng nhưng tăng 9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân đạt 447 USD/tấn, tăng mạnh 17%.

  Trung Quốc tăng mua tinh bột sắn, sắn lát chủ yếu phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Việt Nam cũng đang là nước cung cấp sắn và sản phẩm từ sắn hàng đầu cho Trung Quốc.

  Đứng thứ 2 trong số các thị trường xuất khẩu sắn Việt Nam là Hàn Quốc với 27.296 tấn trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch đạt hơn 8,3 triệu USD, giảm mạnh 58% về lượng và giảm 65% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu cũng ghi nhận giảm 17%, đạt 304 USD/tấn.

Loại

  Đài Loan (TQ) là thị trường đứng thứ 3 về sản lượng sắn xuất khẩu với 24.820 tấn, kim ngạch đạt hơn 13,7 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 18% về trị giá. Giá xuất khẩu đạt 553 USD/tấn, tăng 13%.

  Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, diện tích sắn trên cả nước đạt khoảng 511,5 nghìn ha, giảm 18,8 nghìn ha so với năm 2022. Sản lượng ước đạt 10,43 triệu tấn củ tươi, giảm khoảng 196,3 nghìn tấn so với năm 2022. Cùng với Thái Lan, nước ta hiện đang thống lĩnh nguồn cung xuất khẩu toàn cầu với kim ngạch năm 2023 đạt hơn 1,3 tỷ USD.

  Theo các chuyên gia, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong hoàn cảnh, giá nhiều loại lương thực ở châu Âu đang tăng cao, đặc biệt là lúa mì, các doanh nghiệp Việt Nam cần chớp thời cơ để mở cửa thị trường cho sản phẩm sắn tại EU.

  Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tinh bột sắn là sản phẩm được cấp hạn ngạch miễn thuế quan đứng thứ hai sau lúa gạo. Trong khi đó, thuế xuất khẩu tinh bột sắn ngoài hạn ngạch là 166 EUR/tấn; sắn củ tươi, sắn đông lạnh cắt lát hoặc không ngoài hạn ngạch tính thuế là 9,5 EUR/kg.

Miễn trừ trách nhiệm:Các ý kiến ​​trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.